Hướng Dẫn Cách Phân Biệt Giữa Dâu Tây Đà Lạt Và Dâu Tây Trung Quốc
Share
Phân biệt dâu tây Đà Lạt – Với khí hậu trong lành, đa dạng hoa lá, cây trái, đặc biệt là vườn dâu tây bạt ngàn, Đà Lạt đã trở thành một điểm tham quan yêu thích của du khách du lịch. Trong bài viết này, HDV Local sẽ đi tìm hiểu về loại dâu tây Đà Lạt và cách phân biệt nó với dâu Trung Quốc.
Gần đây dâu tây Trung Quốc được bán tràn ngập tại Hà Nội và nhiều nơi cụ thể mạo danh là dâu tây Đà Lạt mọi người cùng tìm hiểu cách để phân biệt nha.
Cách Phân biệt dâu tây Đà Lạt và Trung Quốc chuẩn nhất
Dâu tây Đà Lạt có danh pháp khoa học là Fragaria hay thường gọi là dâu tây đất, là một chi thực vật hạt kín và loài thực vật có hoa trong họ Hoa hồng (Rosaceae).
Dâu tây có nguồn gốc từ châu Mỹ và được các nhà làm vườn châu u nghiên cứu lai tạo vào khoảng thế kỷ 18 nhằm tạo thành loại dâu tây được sử dụng rộng rãi như hiện nay. Loài này được (Weston) Duchesne mô tả khoa học đầu tiên năm vào khoảng 1788. Dâu tây được trồng lấy quả ở vùng ôn đới. Với hương thơm quyến rũ và vị dâu ngọt lẫn chua khiến dâu tây được rất nhiều người ưa thích.
Ở Việt Nam, khí hậu mát mẻ của miền núi Đà Lạt là điều kiện phù hợp với việc trồng dâu nên loại quả này được coi là đặc sản của vùng cao nguyên Đà Lạt.
Dâu tây vô cùng tốt đối với sức khoẻ và thường xuyên được sử dụng để chế biến món ăn, sinh tố, món kem. .. vì vậy nó được rất đông người mua về sử dụng. Nắm bắt được điều đó, một bộ phận người bán hàng đã tận dụng thương hiệu dâu tây Đà Lạt nhằm kiếm lời. Họ nhập dâu tây của Trung Quốc về quảng cáo thành dâu tây của Đà Lạt, sau đó bán với giá "cắt cổ" khoảng 20.000 – 25.000 đồng, có khi là 30.000 đồng/lạng.
Để phân biệt dâu tây Đà Lạt và Trung Quốc, mọi người cần lưu ý những đặc điểm sau:
Về hình dạng quả:
– Dâu tây Đà Lạt quả to, quả bé không đồng đều, nhiều hình thù khác nhau, trong đó có những quả còn khá nhỏ (giống từ Pháp sang).
– Dâu tây Trung Quốc quả to tương đối đồng đều nhau, rất đẹp mắt.
Về kích thước quả:
– Quả vừa phải, không quá to trong khi đó dâu tây của Trung Quốc quả to và trội hơn hẳn.
Độ cứng:
– Dâu tây Đà Lạt mềm, vỏ không láng và mịn như dâu của Trung Quốc quả có độ bóng vừa phải, vỏ mịn mềm.
Về màu sắc:
– Dâu tây Trung Quốc có màu sắc hơi đỏ giống với dâu tây Đà Lạt. Phần lá phủ trên cuống quả xanh mướt, phủ đến hơn 1/3 trái dâu và có màu nâu sẫm, lá dày, phủ lên cuống quả rất nhiều.
– Dâu tây Đà Lạt quả sáng, màu hồng sẫm hoặc nâu đỏ nhưng không đồng đều nhau giữa các quả, phần quanh cuống màu hơi trắng. Phần lá phủ trên cuống trái dâu Đà Lạt mỏng, nhỏ và có màu hồng nhạt. Có loại dâu tây Đà Lạt khi mang giống từ Pháp sang có quả màu đỏ đậm hơn bình thường (tuy không thậm bằng dâu Trung Quốc) nhưng quả thì khá nhỏ so với bình thường. Phần lá phủ của quả dâu Đà Lạt cũng bé, khá ngắn (như hình bên dưới).
Về mùi vị:
– Quả dâu tây Đà Lạt ăn bở dai kèm chua và có mùi thơm dịu nhẹ.
– Dâu Trung Quốc khi ăn sẽ có vị ngọt tự nhiên, không có vị ngọt kèm chua, có mùi thơm đặc trưng. ..
Thịt quả:
– Dâu Đà Lạt có phần thịt trái màu đỏ tươi đan xen màu trắng, còn dâu tây Trung Quốc có màu đỏ sậm hơn, phần màu trắng bên trong cực hiếm.
Về thời gian bảo quản:
– Đặc điểm này dễ nhận biết hơn hết bởi lẽ, dâu Đà Lạt gốc hầu như không dùng bất cứ chất bảo quản nào, nên không thể để được lâu, thường để khoảng 2,3 ngày ở nhiệt độ 15 độ C. Nếu nắng hanh khoảng một ngày dâu đã héo cuống và thâm.
– Trong khi đó với dâu Trung Quốc để ở điều kiện bình thường (25 – 32 độ) từ 7 – 10 ngày vẫn còn tươi.
Lời kết:
Dựa theo cách nhận biết dâu tây Đà Lạt và Trung Quốc mà HDV Local đã nêu trên. mọi người hãy chú ý trước khi chọn mua dâu tây khi đi du lịch Đà Lạt đúng chuẩn nha.