Vua Bảo Đại: Tiểu sử về vị vua cuối cùng của Việt Nam

Vua Bảo Đại: Tiểu sử về vị vua cuối cùng của Việt Nam

TIỂU SỬ VUA BẢO ĐẠI

Bảo Đại tên thật là Nguyễn Vĩnh Thuỵ, con vua Khải Định. Có nhiều ý kiến nghi ngờ về điều này, bởi ai cũng hiểu Khải Định là một ông vua bất lực không có con. Bà Hoàng Thị Cúc thân sinh ra Vĩnh Thuỵ vốn là một nàng hầu, đã có thai từ sớm và được vua Khải Định thừa nhận. ..

Chuyện bí ẩn cung đình này đã được ghi chép, có một vài người trong triều đã ghi chép lại trong hồi ký. Nhưng theo cách nhìn của chính sử thì ông lại là con của Khải Định, ông đã được Khải Định chăm sóc nâng niu. Mẹ ông đã được sắc phong là bà Từ Cung như chúng ta đã biết.

Vua Bảo Đại

Vĩnh Thuỵ sinh nǎm 1913, tức nǎm 10 tuổi Vĩnh Thuỵ được tôn làm Đông cung thái tử. Sau khi trở thành người nối ngôi, Vĩnh Thuỵ được giao cho Khâm sứ Sác-lơ đưa về Pháp đào tạo. Nǎm 1925, vua Khải Định mất, thế tử Vĩnh Thuỵ về nước, ông được kế vị cha, đặt niên hiệu là Bảo Đại khi mới 13 tuổi. Sau khi đăng quang, Bảo Đại trở lại Pháp để tiếp tục học hành cho đến khi hoàn thành Trung học (tương đương học vị tú tài Pháp). Trong thời gian vua ở nước ngoài Hội đồng bảo hộ điều hành mọi việc triều đình. Mọi việc khác đều thuộc về chính phủ Pháp. Triều đình Huế chỉ còn là bộ máy tay sai được thực dân Pháp trả lương mà thôi.

Vua Bảo Đại

Tháng 8-1932, lúc này Bảo Đại đã 19 tuổi, cùng triều quan đáp tàu thuỷ về nước. Ngày 10-9-1932 Bảo Đại ra đạo dụ số l thoái vị ngai vàng. Để tô vẽ hình ảnh ông vua Tây học thực dân Pháp và Nam triều đã sắp xếp cho vua Bảo Đại một chuyến đi thǎm các tỉnh trong toàn quốc (ở cả Bắc và Trung kỳ). Nhân dân mỗi nơi buộc phải được đón tiếp hết sức linh đình. Sau 10 nǎm học tập ở "Mẫu quốc" trở về, Bảo Đại cho ban hành các chính sách cải tổ thực chất chỉ là trò lừa bịp mà thôi. Bắt đầu bằng việc bãi bỏ các trò lạy, không để cho các quan phải quỳ lạy ở ngoài sân đình. Điều này không có gì là to tát, nhưng với giới quan lại phong kiến trước đây là việc trọng đại!

Vua Bảo Đại

Người ta có cảm giác ông vua thanh niên Ngày nay đang cố tỏ ra không giống lớp người cổ hủ ngày xưa. Tiếp đến, Bảo Đại ra các đạo dụ dành cho những quan đại thần sắp về nghỉ. Các cụ là Nguyễn Hữu Bài (bộ Lại), Tôn Thất Đàn (bộ Hình), Phạm Liệu (bộ Binh), Võ Liêm (bộ Lễ), Vương Tứ Đại (bộ Công) được về hưu với tư cách là người cố vấn. Sau đó Bảo Đại chọn một vài học giả và quan khá có tiếng tăm để thành lập chính phủ mới, bao gồm các ông:

– Ngô Đình Diệm, giữ bộ Lại 

– Thái Vǎn Toản, giữ bộ Lễ Nghi-Mỹ thuật. 

– Hồ Đắc Khải, giữ bộ Công

 – Bùi Bằng Đoàn, giữ bộ Tư pháp

– Phạm Quỳnh, giữ bộ Giáo dục

Việc thay đổi nội các này nhằm gây dư luận lúc đầu chứ sau này cũng không có ý nghĩa gì. Mọi việc quốc gia đại sự hoàn toàn nằm trong tay người Pháp cai quản. Quân Pháp đã đàn áp tất cả những phong trào, các tổ chức yêu nước như những cuộc khởi nghĩa Yên Bái, phong trào Xô-viết Nghệ Tĩnh, v.v. khi Bảo Đại chưa về nước. Các Viện dân biểu ở Bắc kỳ, Trung kỳ cũng không làm nổi việc gì, họ cũng không liên hệ được với nhà vua. Bảo Đại nếu có muốn làm thì cũng không thực hiện được. Có lúc dường như Bảo Đại đã có ác cảm với các viên chức Pháp cạnh nhà vua. Ông cự cãi với viên Khâm sứ Thibaudeau và người lính bị đưa trở lại Pháp, ông chửi tên đại uý Pháp làm sĩ quan của Bảo Đại: "Mày tên là Tốt (viên đại uý có tên Pháp: Bon là tốt), còn mày không tốt "!

Người Pháp cũng tìm cách trói buộc Bảo Đại qua đường dây tình ái. Vợ chồng bố nuôi là Sác-lơ bố trí cho ông cưới cô Nguyễn Thị Lan, con một nhà hào phú công giáo Nam Bộ. Đám cưới phải có sự can thiệp của Toà Thánh, và cô Lan trở thành Nam Phương hoàng hậu (1934).

Vua Bảo Đại

Một thanh niên có khả năn n thủ như Bảo Đại mà lại phải bị theo dõi, ép buộc như thế quả là không chấp nhận được. Nhưng Bảo Đại thì không có gan và cũng không có cách làm khác để theo kịp những ông vua kháng Pháp trước đây. Không còn cách nào khác Bảo Đại đã phung phí tuổi xuân của mình cho những trò giải trí. Thích đi chơi, đua đòi theo trò ăn chơi (cả ở Việt Nam và Pháp). Bảo Đại cực kỳ mê nhan sắc dù Nam Phương Hoàng Hậu hết sức ngăn cấm, không cho phép ông tự do bay nhảy. Nhưng Bảo Đại đã lợi dụng những lúc rảnh rỗi ngoài Hoàng cung để tìm kiếm những cuộc tình chớp nhoáng vào những giây phút bất chợt. Khi đi nghỉ mát ở Đà Lạt, Bảo Đại làm quen với một cô đầm, bị chồng cô đầm ghen tuông làm ông bị thương, phải đi bệnh viện, lời nói thốt ra là ông ngã gãy xương chân. Chặng đường tuổi hai mươi của Bảo Đại đã trôi nhanh như vậy.

Vua Bảo Đại

Tháng 3 nǎm 1945, Nhật đảo chính Pháp, nhưng không dùng Bảo Đại làm con bài chính trị. Đây cũng là lúc Bảo Đại có điều kiện được trực tiếp làm quen với thời cuộc. Bảo Đại cho giải tán nội các do Phạm Quỳnh đứng đầu, cố gắng mời những người có uy tín về làm việc trong bối cảnh mới. Nhờ sự trợ giúp của một vài viên quan, ông đã ban sắc lệnh, tuyên bố từ nay đất nước phải đi theo nguyên tắc: dân vi quý? Bảo Đại đã mời được các nhà khoa bảng có danh tiếng lúc bấy giờ về thành lập một chính phủ mới bao gồm:

– Trần Trọng Kim: Thủ tướng 

– Trần Vǎn Chương: Bộ Ngoại giao 

– Lưu Vǎn Lang: Bộ Giao thông – Vũ Ngọc Anh: Bộ Y tế

 – Hồ Tá Khanh: Bộ Kinh tế

 – Nguyễn Hữu Thí: Bộ tiếp tế

 – Trịnh Đình Thảo: Bộ Tư pháp 

– Trần Đình Nam : Bộ Nội vụ 

– Hoàng Xuân Hãn: Bộ Giáo dục 

– Phan Anh: Bộ Thanh niên

– Vũ Vǎn Hiền: Bộ Tài chính

Phải thừa nhận rằng Chính phủ mới tập hợp đủ các nhân vật đang khiến dư luận quan tâm. Thật ra thì lúc đầu nhiều vị không có thiện cảm với Bảo Đại bởi vì họ đã biết một vài nhà cách mạng tiền bối (kể cả Huỳnh Thúc Kháng) không thích cộng tác với Bảo Đại. Và cho dù là chính phủ gì đi chăng nữa, cũng đều là tay sai của phát xít Nhật.

Vua Bảo Đại

Nhưng cũng vào lúc ấy, phong trào cách mạng đã phát triển mạnh. Ngày 19-8-1945, nhân dân đã vùng dậy giành chính quyền ở Hà Nội. Thắng lợi giòn giã của cuộc cách mạng ở Hà Nội đã cổ vũ các địa phương trong cả nước quyết tâm tiến tới giành thắng lợi.

Ở Huế, các huyện tỉnh Thừa Thiên cũng đã giành lại chính quyền. Chính phủ bù nhìn cùng triều đình phong kiến tay sai đã sống đến giờ phút cuối cùng. Đêm 23-8-1945, Chính phủ Cách mạng Lâm thời gửi thư yêu cầu Bảo Đại thoái vị.

Vua Bảo Đại

Chiều 30-8-1945, trước hàng vạn nhân dân tham dự buổi mít tinh trước Ngọ Môn, Bảo Đại đọc chiếu thoái vị, trao ấn, kiếm cho phái đoàn Chính phủ Pháp, long trọng tuyên thệ: "Thà làm dân một nước độc lập, không làm vua một nước nô lệ" và trao huy hiệu trở thành công dân Vĩnh Thuỵ. Lúc bấy giờ Bảo Đại 32 tuổi, làm hoàng đế được 19 nǎm.

Quay lại blog

Để lại bình luận

Xin lưu ý, bình luận cần được phê duyệt trước khi được đăng.